Business Marketing Communications Agency
Dịch vụ marketing cam kết doanh thu
LOADING
Dịch vụ marketing cam kết doanh thu
Admin
28/07/2020
“Một năm kinh tế buồn” – có lẽ là cụm từ để miêu tả tình hình kinh tế tính đến nửa đầu năm 2020, khi đại dịch Cô Vy xảy ra và để lại hậu quả hết sức nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con người mà còn gây ra tổn thất lớn về kinh tế, trong đó có ngành F&B.
F&B là một thuật ngữ viết tắt của Food and Beverage Service - Ngành Thực Phẩm và Dịch Vụ Ăn Uống
Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm phần lớn nhân sự cũng như tạm đóng nhiều cửa hàng. Còn Việt Nam đang chứng kiến cuộc đua sống còn giữa các doanh nghiệp F&B với khẩu hiệu “Online hay là chết”. Vậy đâu sẽ là giải pháp tốt cho ngành hàng F&B vượt qua khỏi đại dịch Cô Vy hiện nay?
Tình hình của đại dịch diễn biến phức tạp tạo nên sự hoang mang trong dư luận. Rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng trong đó F&B đang là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ ở Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng mà tại nhiều địa phương, các cửa hàng kinh doanh trong lĩnh vực này cũng trong tình trạng lao đao, khách hàng giảm sút khi dịch bệnh ngày càng phát tán diện rộng.
💢 Mặt Bằng
Vấn đề mặt bằng luôn là một bài toán nan giải cho các nhà đầu tư kinh doanh, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nếu như những mặt tiền vị trí đẹp, giá rất cao trước đây luôn trong tình trạng “kín cửa” thuê thì giờ đây đã có nhiều biển hiệu sang nhượng cửa hàng, bởi lẽ doanh thu giảm đáng kể, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Thực trạng đường phố thông thoáng, mọi người chọn giải pháp ở nhà, tránh hạn chế tụ tập đông người dẫn đến quán vắng khách đang là tình trạng chung của nhóm ngành hàng F&B. Tình trạng kinh doanh khó khăn buộc họ phải chia sẻ mặt bằng để cắt giảm kinh phí, hay như chuỗi thương hiệu thuộc Golden Gate đã phải tạm đóng hàng chục cửa hàng.
💢 Nhân Viên
Ngoài yếu tố mặt bằng thì vấn đề về nhân sự trong công ty cũng là một bài toán khó cho các chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm khó khăn này. Lượng khách hàng giảm mạnh so với thông thường nhưng mọi chi phí để duy trì cửa hàng vẫn phải chi trả đều đặn như tiền nguyên liệu, tiền máy móc, thiết bị, tiền công nhân viên mỗi ngày. Hiện có không ít nhà hàng, khách sạn, quán café đành phải cho nhân viên nghỉ không lương hoặc giảm số giờ làm, hưởng lương cơ bản… để khắc phục phần nào, dù biết điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhân viên nhưng cũng là điều bất đắc dĩ nếu quyết tâm duy trì cửa hàng.
💢 Nguyên Vật Liệu
Vấn đề nguyên liệu dùng trong ngày, hoặc do nhập nhưng lượng khách đến quán ít khiến nguyên liệu hư hỏng cũng là một nguyên nhân khiến các chủ doanh nghiệp phải đau đầu. Dù đã lên phương án giảm nhập nguyên liệu nhưng một vài mặt hàng dùng trong ngày, hoặc ngắn ngày không tiêu thụ hết bỏ đi cũng làm thất thoát khá nhiều ngân sách.
🍔 Online hay là chết của các hàng quán F&B trong mùa Cô Vy:
Với việc tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng và rất khó kiểm soát, số ca lây nhiễm ngày càng tăng, đã có không ít doanh nghiệp trong ngành F&B quyết đoán chuyển dịch hoạt động kinh doanh từ Offline tại các cửa hàng sang tập trung phục vụ Online, từ đó có thể phân chia các giải pháp cho việc kinh doanh ngành F&B thành 3 hướng:
Trong đó, cuộc đua “Online hay là chết” được nhiều doanh nghiệp trong ngành ủng hộ bởi nhiều lý do:
✔️ Chủ cửa hàng/doanh nghiệp không phải lo sợ, tâm lý bất an nếu không may có thực khách nào đó vào quán có liên quan đến việc lây nhiễm, ảnh hưởng xấu đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh của quán.
Cửa hàng có thể cắt giảm chi phí vận hành, chuyển qua kênh Online với nhiều tiện ích hơn.
Kết hợp với các nền tảng bán hàng online như Grab, Now, BaeMin hay Go-Viet mở rộng thị phần và tiếp cận được tối đa khách hàng tiềm năng.
✔️ Không phải chỉ đến khi dịch bệnh bùng phát mạnh như hiện nay thì cuộc đua bán hàng Online mới nở rộ. Kể từ khi các nền tảng giao nhận thức ăn xuất hiện rầm rộ thì giao hàng online đã trở thành một phần quan trọng của các doanh nghiệp/ cửa hàng F&B. GrabFood và GrabKitchen đang đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng trên khắp Việt Nam, lượng đơn hàng bình quân lên đến 300.000 đơn hàng/ngày, không những giúp tăng doanh thu cho cửa hàng mà còn tạo việc làm đáng kể cho giới tài xế công nghệ.
✔️ Với nhiều lý do khác nhau, xu hướng người tiêu dùng cũng đang có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là trong ngành F&B, nhu cầu ăn uống tại nhà được ưu tiên nhiều hơn, người tiêu dùng muốn dành thời gian ở nhà vì đảm bảo an toàn ngừa dịch bệnh, truyền thông trực tuyến, làm việc tại nhà… và cũng là tránh nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng khi tụ tập tại những nơi đông người, hàng quán.
✔️ Để tồn tại trong mùa dịch, các chuỗi F&B đã phải xoay sở qua phương án “phục vụ tại nhà” với cuộc đua bán hàng online để thu hút người dùng. Điển hình như thương hiệu Hotpot Story của Red Sun – vốn nổi tiếng với mô hình buffet lẩu tại các trung tâm thương mại nay nhận giao hàng tận nhà. Để kích cầu tiêu dùng, Hotpot Story còn giảm giá khi khách thanh toán qua VNPAY, cho mượn nồi lẩu, bếp lẩu, muôi nhúng, thậm chí là tặng kèm đồ uống.
✔️ Golden Gate – doanh nghiệp về F&B lớn nhất Việt Nam, quản lý khoảng hơn 200 cửa hàng với 20 thương hiệu sẽ mãi mãi nói không với các dịch vụ đặt hàng Online khi họ vẫn đứng ngoài cuộc chơi cho đến cuối năm 2019, bất kể cả thị trường đều tìm đến online thì vào ngày 28/2/2020, Golden Gate cũng đã mở dịch vụ đặt hàng qua mạng với một vài thương hiệu lớn của họ như Gogi, Ashima hay Kichi Kichi, Nướng Gogi, Lẩu Manwah, Lẩu Hutong…; đặc biệt tập trung ở địa bàn Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Song song đó, họ cũng tạm thời đóng khá nhiều nhà hàng, phần lớn là những nhà hàng nằm trong các trung tâm thương mại nhằm cắt giảm tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.
--------------------------------------------
🔔 Biến nguy thành cơ hậu đại dịch:
Sau rất nhiều các khó khăn, không ít các chủ nhà hàng, cửa hàng cà phê phải quyết định đóng cửa trong mùa dịch dù đã tung ra nhiều các chương trình khuyến mại hấp dẫn để duy trì khách hàng thân thiết, vì biện pháp ấy vẫn chưa đủ để “cứu vớt” doanh thu. Một bức tranh ảm đạm của thị trường kinh tế nói chung và nhóm doanh nghiệp ngành hàng F&B nói riêng là điều không thể tránh khỏi nhưng nhìn về tương lai lạc quan hơn, các doanh nghiệp vẫn có thể đổi ngược tình thế, “biến nguy thành cơ” hậu đại dịch:
1️⃣ Lựa chọn mặt bằng dễ dàng hơn. Như đã nói ở trên, mặt bằng luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh F&B. Sau mùa dịch, bạn sẽ có cơ hội lựa chọn nhiều hơn do mặt bằng từ các cửa hàng đã đóng cửa.
2️⃣ Số lượng nhân sự trong ngành cũng sẽ nhiều hơn. Bởi lẽ trong dịch, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng phải cắt giảm số lượng lớn nhân sự để duy trì hoạt động nên sau mùa dịch, ai cũng “khát” việc làm để ổn định lại cuộc sống. Với số lượng lớn nhân sự có trình độ và kinh nghiệm có thể sẽ giúp bạn yên tâm trong việc tuyển dụng.
3️⃣ Số lượng các “đối thủ” trong ngành của bạn có thể giảm đáng kể do ảnh hưởng từ việc kinh doanh thua lỗ trong mùa dịch.
4️⃣ Lượng khách sẽ tăng nhanh sau khi mùa dịch qua. Sau khi kết thúc dịch bệnh, tâm lý của khách hàng đều muốn trở về cuộc sống thường ngày với những nhu cầu đi chơi, đi ăn uống, tụ tập bạn bè sau chuỗi ngày “đóng cửa ở nhà”, nhu cầu vui chơi giải trí nhờ vậy sẽ nhộn nhịp trở lại.
Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp, khi hành vi mua hàng của người tiêu dùng đang dần thay đổi, buộc cách hoạt động của nhóm doanh nghiệp ngành hàng F&B phải đuổi theo, dồn lực đẩy mạnh các kênh Online để có doanh thu, “sống sót” trong thời gian hậu kỳ. Tốc độ chuyển đổi và chất lượng dịch vụ bán hàng Online sẽ quyết định ai sẽ là người sống sót cuối cùng khi đại dịch Cô Vy qua đi:
Chiến lược:
1. Ngành F&B là ngành khó làm, không thể hoàn vốn nhanh mà cần tính lâu dài. Đối với các mô hình kinh doanh 5 năm thời gian hoàn vốn phải đạt ở năm 3. Nếu trên bản phát thảo kế hoạch kinh doanh không đạt được thì dứt khoát không làm bởi vì trên thực tế sẽ khác nữa.
2. Ngành F&B để thật sự thành công mấu chốt là Vốn, Mô hình kinh doanh, địa điểm và quan trọng nhất là con người. Nếu người chủ, người đầu tư chưa chuyên nghiệp, chưa đối xử với nhân viên tốt thì đừng đòi hỏi quá nhiều nhân viên sẽ phục vụ khách hàng tốt.
3. Phải có kế hoạch Exit rõ ràng cho các tính huống trước khi nghĩ tới thành công.
4. Phải làm việc Full time với dự án, trường hợp chân nọ chân kia chắc chắn sẽ thất bại.
5. Đừng keo kiệt với các chi phí Marketing, Công cụ quản lý, nâng cao năng suất. Vì đó là 1 khoảng đâu tư mang lại lợi nhuận, lợi ích chứ không phải 1 khoảng chi vô nghĩa
6. Phải nghiên cứu dân cư, đối thủ, khách hàng rõ ràng. Khách của bạn là ai, thu nhập bao nhiêu, sẵn sàng chi trả bao nhiêu, họ cần cái gì, họ ở đâu, làm thế nào để chạm được họ, tại sao họ chọn bạn mà không chọn đối thủ.
7. Đừng cố gắng bán hàng cho người quen. Doanh thu và góp ý chính xác sẽ đến từ người lạ.
8. Làm ăn chung phải phù hợp, phân chia rõ ràng nếu không tốt nhất đừng làm chung. Vừa mất tiền, vừa mất bạn.
9. Khai trương lúc đã sẵn sàng, đừng dại nghe theo thầy bói rồi có 1 ngày khai trương thảm họa. Mọi thứ phải được sẵn sàng thì mới hành động.
10. Hãy đi theo bước: Nghiên cứu, thiết kế mô hình kinh doanh, tìm kiếm con người rồi mới lo mặt bằng. Đừng cố gắng làm ngược lại. Chết rất nhanh.
Chiến thuật:
1. Phép ảo giác
Các nhà hàng đã sử dụng phép ảo giác bày món ăn trên một đĩa lớn khiến khách hàng nghĩ rằng họ đang có 1 bữa ăn thịnh soạn cho dù lượng thức ăn có thể dễ dàng để được trong 1 đĩa nhỏ hơn.
Ngược lại, tại một số bữa tiệc buffet, nhà hàng thường cung cấp những chiếc đĩa nhỏ để đánh lừa thực khách ăn ít thức ăn hơn.
2. Thủ thuật kích thước
Thông thường, khi tự đi lấy đồ uống ở nhà hàng, nhiều người nghĩ rằng ly mỏng có thể đựng được nhiều nước hơn nhưng thực tế bạn chỉ có thể lấy nhiều nước hơn nếu ly lớn hơn.
3. Nghệ thuật trình bày đồ ăn
Thức ăn trông càng đẹp mắt chúng ta càng nghĩ rằng nó sẽ ngon hơn. Rõ ràng là khi món ăn được gói trong giấy bạc sẽ tạo cảm giác ngon hơn hẳn là được đựng trong hộp nhựa, dù cùng một món..
4. Khéo léo tính tiền boa
Ở một số nơi, thực khách sau khi ăn xong thường để lại một khoản tiền boa cho nhân viên nhà hàng, nếu họ cảm thấy được phục vụ tốt. Nhưng một số nhà hàng lại tính luôn tiền boa vào hóa đơn bữa ăn. Và nhiều khách hàng lại không biết điều này.
5. Sử dụng lại bánh mì miễn phí
Nhiều nhân viên nhà hàng thừa nhận nếu khách hàng không sử dụng hết bánh mì miễn phí thì số bánh mì này sẽ giữ lại và được làm nóng vào ngày hôm sau. Một số nhà hàng có thể sáng tạo hơn trong việc biến bánh mì thành nguyên liệu cho món ăn khác.
6. Thủ thuật với thực đơn
Một số nhà hàng lại có những thủ thuật để dụ khách theo chủ đích của họ. Theo đó, những món ăn đắt có thể được giới thiệu đầu tiên hoặc được làm nổi bật hơn.Đặc biệt, menu niêm yết giá nhưng lại không có ký hiệu tiền tệ khiến nhiều thực khách bỏ qua việc nhìn giá.
7. Mua/bán bữa ăn đông lạnh
Một số nhà hàng chuỗi thừa nhận rằng trong nhiều năm qua họ đã đặt món làm sẵn từ các nhà cung cấp và họ chỉ việc hâm nóng lại để phục vụ khách. Nói cách khác, bạn có thể vừa mua một bữa tối đông lạnh chất lượng cao.
8. Nhạc cổ điển
Một số nghiên cứu cho thấy nhạc ở quán ăn có thể ảnh hưởng đến thực khách nhiều hơn. Và các loại nhạc cũng có mức độ tiêu thụ đồ ăn khác nhau.
Chẳng hạn, nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng sẽ làm thực khách ăn nhiều hơn 10% mức bình thường. Bên cạnh đó, thể loại nhạc này còn giúp người ăn có cảm giác mình giàu có và sang trọng hơn điều này khiến họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho bữa ăn.
9. Dùng màu thực phẩm
Cá hồi rất ngon và tốt cho sức khỏe, nó là một món ăn phổ biến ở các nhà hàng. Tuy nhiên vì trở nên quá phổ biến, một số trang trại có thể cho cá ăn thực phẩm không lành mạnh khiến cá có màu xám. Do vậy, nhiều nhà hàng đã ngâm cá hồi vào màu thực phẩm để cá trông tươi hơn thực tế.
10. Đặt tên đặc biệt cho món ăn
Khi thực đơn toàn những tên món ăn độc đáo, nó sẽ gây hấp dẫn cho khách hàng. Nghiên cứu cho thấy, những cái tên độc đáo, ấn tượng, thậm chí bằng tiếng nước ngoài có thể giúp nhà hàng tăng doanh thu lên 1/3.
Vậy làm thế nào để có những Bước đi thực sự đắt giá để có thể giúp thương hiệu F&B thay đổi cuộc chơi?
🔰 BMCA --- BÙNG NỔ DOANH SỐ VỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ --
☑ Đảm bảo doanh thu mà doanh nghiệp mong muốn
☑ Tiết kiệm 20-50% Chi phí truyền thông - quảng cáo, Chi phí vận hành
☑ Tiết kiệm chi phí xây dựng hệ thống và hạ tầng
☑ Tiết kiệm thời gian đào tạo, tuyển dụng và quản trị nhân sự
☑ Tiết kiệm thời gian Quản lý Marketing, tăng thời hạn Bán Hàng
☑ Hỗ trợ tư vấn Chiến lược, đào tạo, tuyển dụng và quản trị nhân sự
☑ Nghiên cứu, phân tích thị trường và hành vi người tiêu dùng.
☑ Xác định chân dung khách hàng mục tiêu, Mô hình Phễu - Ống – Kèn
☑ Xây dựng chiến lược marketing và kế hoạch tiếp thị.
☑ Xác định chu kỳ mua của khách hàng.
☑ Mô hình D- STEP: Sự khác biệt, Phân khúc, Đối tượng, Trải nghiệm & Định vị.
☑Marketing:
- Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)
- Marketing liên kết (Marketing Links)
- Cây Marketing (Marketing Tree)
- Điểm tắc nghẽn Marketing (Marketing Clog)
☑ Marketing số hóa: Làm chủ dữ liệu khách hàng
☑ Triển khai Marketing tổng thể ĐA KÊNH ĐA NỀN TẢNG ONLINE - OFFLINE bao gồm tất cả các kênh Digital Marketing (Facebook/ Google/ Tiktok/ Zalo/ Youtube/ Instagram/ Cốc Cốc/ SEO/ Sàn thương mại điện tử/ Social Networks,...)
☑ Xây dựng THƯƠNG HIỆU Chuẩn để bán hàng hiệu quả
☑ Xây dựng nội dung số, Content Sốc, Độc và Lạ thu hút nhiều người xem, bạn đọc.
☑ Remarketing, tạo tệp đối tượng, tạo mã pixel, phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu..... để có doanh số
☑ Tối ưu hóa hệ thống bán hàng Online, Hệ thống báo cáo hàng ngày, hàng tuần và trên mỗi đơn hàng,...
☑ Đo lường, Tối ưu và Báo cáo thằng ngày, hằng giờ.
☑ Xác định thời điểm xây dựng hệ thống Marketing cho công ty.
☑ Đồng bộ chiến lược Marketing & Bán hàng với chiến lược công ty.
☑ Các công cụ đánh giá & đo lường kết quả hệ thống, xây dựng bộ KPIs phù hợp để quản trị hiệu suất/ hiệu quả nhân sự, tối ưu nguồn lực của công ty.
☑ Nắm vững kiến thức nền tảng, những yếu tố cần thiết để xây dựng, triển khai chiến lược Marketing từ đó đồng bộ với hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
☑ Nắm bắt các xu hướng lớn định hình nền kinh doanh toàn cầu nhằm xây dựng chiến lược Marketing song hành với bối cảnh và đón đầu xu hướng 4.0.
☑ Hỗ trợ tư vấn Chiến lược, đào tạo, tuyển dụng và quản trị nhân sự
☑ Cam kết tỷ lệ doanh thu (Chi phí Marketing/Doanh thu mang về) sau 1 tháng khai phá thị trường.
☑ Cam kết doanh thu x2 x5 x10 trong 1 đến 5 tháng bằng sau khi khai phá Marketing bằng Digital Marketing
☑ Sử dụng thành thạo các công cụ, biểu mẫu để đánh giá, đo lường tiến độ và hiệu quả triển khai hoạt động Marketing.
☑ Tháo gỡ vướng mắc, tư vấn chiến lược cho các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp.
☑ Hoàn thiện hệ thống Marketing và #Bán_Hàng bền vững cho Doanh nghiệp
____________
“Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, hãy làm ra sản phẩm phục vụ khách hàng như phục vụ cho gia đình mình”
🏁 Ⓑ Ⓜ Ⓒ Ⓐ sinh ra để giúp bạn làm điều đó.
⚜️ Bạn chỉ cần tập trung BÁN HÀNG, mọi thứ cứ để BMCA lo ⚜️
___________
💯 Tối Ưu THỜI GIAN và NGÂN SÁCH cho kết quả kinh doanh tốt nhất!? HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
✴️ Liên hệ ngay: m.me/marketingcamketdoanhthu
🔏 🔎 Chi tiết xem tại: https://bmca.com.vn/
☎️ Hotline: 093 72 02 985
📧 Email: contact@bmca.com.vn
🏠 457/7 (Số 7, Hẻm 457) Đường Cách Mạng Tháng 8, P. 13, Q. 10, TP. HCM.
💻 https://bmca.com.vn/ 📩
#bmca #revenue_oriented_marketing #business_marketing #communications #cam_ket_doanh_so #agency #quang_cao_doanh_thu #mkt_cam_ket_doanh_thu